[tintuc]
Bên cạnh những nỗi lo về việc ăn uống hợp lý và bà bầu nên uống sữa gì để bé yêu thật khỏe mạnh, mẹ bầu còn phải khổ sở với tình trạng không mời mang tên “ốm nghén”. Đây được xem là thử thách đầu tiên trong chặng đường 9 tháng 10. Mẹ đừng lo, vẫn có những bí quyết giúp mẹ phòng tránh và thuyên giảm triệu chứng ốm nghén đáng ghét này.

Vì sao mẹ bầu bị ốm nghén?

Ốm nghén là tình trạng buồn nôn, nôn ói xuất hiện vài tuần sau thụ thai. Phần lớn các cơn ốm nghén sẽ biến mất sau 4 tháng đầu của thai kỳ. Theo TS. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc bệnh viện Hùng Vương, ốm nghén có thể đến từ những nguyên nhân sau:
Làm thế nào để đỡ ốm nghén?

Làm thế nào để đỡ ốm nghén?

Hormone: Bé con hiện diện kéo theo hàng loạt hormone trong cơ thể mẹ không chịu đứng im. Sự bất thường của lượng hormone tuyến giáp, sự xuất hiện và gia tăng nồng độ hCG (một hormone được sản xuất từ bánh nhau trong quá trình mang thai) cùng với lượng đường huyết giảm là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ốm nghén.

Khứu giác nhạy bén hơn: Khi mang thai, mẹ sẽ nhạy cảm hơn về mùi. Những mùi hương quen thuộc giờ đây cũng có thể khiến mẹ mệt mỏi và khó chịu.

Dạ dày nhạy cảm: Thông thường, hệ tiêu hóa của mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra sự xuất hiện của Helicobacter pylori,một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ,có thể làm tăng khả năng ốm nghén.

Hệ tiêu hóa kém: Vì hệ tiêu hóa kém đi, những thức ăn cay nóng, dầu mỡ sẽ trở nên khó hấp thu khiến mẹ dễ nôn ói.

Yếu tố tâm lý: Những lo lắng sợ hãi hay stress cũng là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén.

Đau nửa đầu: Những mẹ bầu thường bị chứng đau nửa đầu sẽ có nguy cơ ốm nghén cao hơn bình thường.

Bí quyết phòng và giảm ốm nghén cho mẹ bầu

Gừng – người bạn không thể thiếu khi ốm nghén: Gừng nổi tiếng với khả năng chữa ốm nghén, giảm đau, chống táo và buồn nôn. Kẹo gừng hay trà gừng đều sẽ giúp mẹ giảm những triệu chứng ốm nghén đấy.

Ưu tiên trái cây: Nổi bật trong các loại trái cây chữa ốm nghén hiệu quả là chuối nhờ tác dụng tăng lượng đường trong máu.

Luôn mang theo bánh quy: Giảm hiện tượng trống của dạ dày bằng cách nhâm nhi bánh quy bất cứ lúc nào sẽ giúp ích cho tình trạng ốm nghén của mẹ rất nhiều.
Làm thế nào để đỡ ốm nghén?

Làm thế nào để đỡ ốm nghén?

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ: Từ 3 bữa ăn chính, mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa/ ngày. Giữ cơ thể không bị đói sẽ tránh được tình trạng ốm nghén nặng hơn. Đồng thời, mẹ nên tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, quá cay hoặc quá mặn.

Uống nhiều nước: Mẹ nên uống khoảng 1,5 – 2l nước mỗi ngày để tránh cơ thể bị choáng váng vì mất nước, mẹ nhen.

Dành thời gian đi bộ: Đây là hình thức luyện tập phù hợp cho mẹ bầu, tốt cho sức khỏe, có thể giúp hạn chế ốm nghén và tránh tình trạng ợ nóng.

Nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ nhớ ngủ đủ giấc (trung bình 8 giờ mỗi ngày) và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tình trạng ốm nghén sẽ nặng hơn nếu mẹ để cơ thể mình mệt mỏi hay làm việc quá sức.
Ngồi thiền: Thông qua việc giải tỏa stress, thiền có thể giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng ốm nghén. Chưa kể, thiền cũng là một hoạt động rèn luyện rất tốt cho sức khỏe của mẹ.

Nhờ sự trợ giúp của nước hoa hoặc tinh dầu thơm: Dùng các mùi hương mẹ yêu thích với các tông mùi của chanh, oải hương, quế, hương thảo hay bạc hà trong phòng và trên bàn làm việc sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn.
Làm thế nào để đỡ ốm nghén?

Làm thếnào để đỡ ốm nghén? 

Hy vọng những thông tin trên đây đã cung cấp đủ thông tin để mẹ bầu có cách phòng tránh và làm thuyên giảm các triệu chứng ốm nghén. Mẹ đừng lo, hầu hết các cơn ốm nghén sẽ kết thúc sau 4 tháng. Mẹ đừng vội nghĩ 4 tháng là quá lâu nha. Giờ đây khi đã có bé, thời gian của mẹ sẽ trôi qua vùn vụt bởi mỗi ngày lại diễn ra nhiều điều thay đổi và mới mẻ không ngờ đấy.
Nguổn: sưu tầm
[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm