[tintuc]
“Thỏ thẻ như trẻ lên ba”, nếu quá tuổi này mà trẻ chưa có khả năng trao đổi những điều thông thường nghĩa là bé đã bị chậm nói.
Dạy trẻ chậm nói như thế nào?

Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ:
– Từ 3 – 6 tháng: Trẻ bắt đầu biết “hóng chuyện”, nhìn về phía có tiếng động phát ra.
– Từ 6 – 9 tháng: Trẻ có thể nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”.
– Từ 9 – 12 tháng: Trẻ ê a kéo dài thành chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Một số bé khi được 11 tháng hay 1 tuổi có trẻ nói được khoảng 2 – 3 từ 1 âm tiết đơn giản khá rõ như “bà”, “bố”.
– Từ 12 – 15 tháng: Trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.
– Từ 15 – 18 tháng: Trẻ nói được 4 từ kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ đồ vật, con vật. 18 tháng tuổi, trẻ có thể tự nối ghép được hai từ với nhau, bắt đầu hình thành câu có trật tự.
– Từ 18 tháng đến 2 năm: Trẻ biết gọi tên người, chào hỏi hay từ chối.
– Từ 2 – 3 tuổi: Trẻ nói rất nhiều, tự nói chuyện một mình khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết đặt những câu hỏi đơn giản và biết trả lời các câu hỏi như cái gì, ở đâu, có hay không.
– Từ 3 – 4 tuổi: Trẻ nói được các câu phức tạp, tạo ngữ điệu như người lớn, thường hỏi những câu cái gì, ở đâu, tại sao…

Vì sao trẻ chậm nói?

Có 2 nhóm nguyên nhân chính làm trẻ chậm nói:
– Nguyên nhân thực thể: Do bất thường về các cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, viêm màng não…). Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực (khả năng nghe).
– Nguyên nhân tâm lý: Do gia đình hay bỏ bê trẻ, không giao lưu tiếp xúc, nói chuyện với trẻ hoặc có vấn đề nào đó ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Cha mẹ cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ. Tùy theo mức độ chậm nói, độ tuổi của trẻ và nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau để thúc đẩy phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Dạy trẻ chậm nói

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc và thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tùy theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói.
– Khuyến khích trẻ tập nói: Cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Chú ý lắng nghe những lời trẻ sắp nói và thường xuyên đưa ra lời động viên giúp trẻ mạnh dạn tập nói.
– Bắt đầu dạy trẻ từ những từ đơn giản, dễ hiểu: Dạy trẻ nói dựa theo những tình huống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ. Cha mẹ nên xem các chương trình phim hoạt hình, ca nhạc thiếu nhi và bình luận cùng con để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ. Tuy nhiên, không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều và cần kiểm soát các chương trình ti vi cho trẻ xem.
[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm