[tintuc]
Việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ đẻ thiếu cân và trẻ bị ốm. Qua theo dõi, người ta thấy ngay cả ở những nước có khí hậu nhiệt đới, nhiễm lạnh là nguyên nhân lớn nhất làm trẻ ốm và tử vong. Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ chậm lên cân. Kể cả khi chỉ bị nhiễm lạnh nhẹ, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm màng não ở những trẻ này cũng cao hơn. Tại một bệnh viện thực nghiệm ở châu Phi, trong một đợt kiểm tra khái quát đã phát hiện được 50% số trẻ ốm đến khám đã bị nhiễm lạnh nặng (nhiệt độ đo được ở cơ thể dưới 35 độ C). Đối với trẻ bị ốm, dù cân nặng lúc đẻ ở mức bình thường hay nhẹ cân, giữ được nhiệt độ ở mức bình thường là điều rất khó. Nếu lại kèm theo tình trạng khó thở, thiếu oxy do bị một bệnh nào đó ở đường hô hấp thì tình trạng của trẻ sẽ càng nặng hơn.

Trẻ bị lạnh có thể do tắm ngay sau khi đẻ; do không được mặc áo, quấn tã lót, chăn đủ ấm; hay khi trẻ đái, ỉa, bị trớ ướt không được thay tã lót ngay; hoặc do quá lo lắng vội vã chuyền các cháu tới bệnh viện cho nhanh đã sao nhãng tới việc mặc áo, quấn tã lót đủ ấm cho trẻ nên các cháu đã bị nhiễm lạnh ngay trên đường đến bệnh viện…

Làm thế nào để phát hiện trẻ đã nhiễm lạnh?
cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời lạnh

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời lạnh

Khi sốt trẻ thường hay quấy khóc nhiều, nhưng khi bị nhiễm lạnh, lại không có dấu hiệu nào rõ ràng. Trẻ bị nhiễm lạnh có thể bỏ bú hoặc nằm yên. Trong những trường hợp nhẹ, chân tay trẻ có thể nhợt nhạt hoặc xanh, sờ thấy lạnh. Trường hợp nặng bắp chân, đùi của trẻ lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp hoặc không đo được. Bình thường thân nhiệt của trẻ khoảng 36,5 độ C – 37,5 độ C hạ dưới 35,5 độ C tức là trẻ đã bị nhiễm lạnh.

Cách phòng nhiễm lạnh cho trẻ:
Các bà mẹ và các y tá, nữ hộ sinh chăm sóc trẻ sơ sinh phải đảm bảo cho các cháu nhất là những cháu bị ốm và đẻ thiếu cân lúc nào cũng đủ ấm.

Tã lót nên quấn thành nhiều lớp để tạo thành các lớp không khí cách nhiệt. Không nên dùng các loại vải bí làm tã lót và không nên quấn chặt quá.

Phải luôn luôn giữ ấm đầu cho trẻ bằng cách cho trẻ đội mũ hoặc chùm chăn, vì đầu có diện tích rộng tiếp xúc với không khí, nên có thể làm mất đi một lượng nhiệt đáng kể.

Phải thường xuyên sờ chân tay trẻ, xem chúng có ấm không.

Ngay sau khi lọt lòng phải lau khô và ủ ấm ngay cho trẻ bằng tã lót và quần áo sạch. Có thể lau mặt cho trẻ nhưng chỉ tắm sau 24 giờ tính từ khi lọt lòng. Cho trẻ đội mũ hoặc chùm khăn để hạn chế sự mất nhiệt. Đối với trẻ đẻ thiếu cân, nếu mẹ khỏe để mẹ ôm trẻ sát vào ngực để da mẹ áp sát vào da con. Đây là một cach sưởi ấm tốt đối với trẻ bị nhiễm lạnh, trẻ đẻ thiếu cân hoặc bị ốm. Nếu nhiệt độ trong phòng là 25 – 26 độ C phải dùng lò sưởi đèn để sưởi ấm phòng, nhưng tốt nhất là ủ ấm cho con bằng chính cơ thể người mẹ.

Điều trị trẻ bị nhiễm lạnh như thế nào?
cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời lạnh

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời lạnh

Nếu trẻ đã bị nhiễm lạnh phải bằng mọi cách để nâng thân nhiệt của trẻ trở lại bình thường. Dùng các loại lò sưởi điện đầu, đèn sưởi, bình túi chườm. Trong lúc sưởi ấm cho trẻ cần phải theo dõi cẩn thận để tráh không làm trẻ bị nóng quá. Cần cho trẻ bú nhiều lần hơn để trẻ có đủ calo để giữ nhiệt độ cơ thể. Nếu trẻ không bú được, mẹ phải vắt sữa ra cho trẻ uống bằng cốc và thìa.
[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm